TIN TỨC & SỰ KIỆN
Hội thảo cuối kỳ dự án “Phát triển đô thị xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, khu vực ĐBSCL”
Ngày 12/12/2022, tại trụ sở UBND tỉnh Hậu Giang, Thành phố Vị Thanh, trong khuôn khổ dự án “Phát triển đô thị xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, khu vực ĐBSCL (Việt Nam)”, đã diễn ra hội thảo tổng kết cuối kỳ của nghiên cứu khả thi “Dự án Đô thị chống chịu với biến đổi khí hậu thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, khu vực đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam)”, do Quỹ WARM tài trợ. Tham dự hội thảo, có đại diện của UBND tỉnh Hậu Giang, Ban Quản lý dự án và đoàn công tác của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam.
Ngày 12/12/2022, tại trụ sở UBND tỉnh Hậu Giang, Thành phố Vị Thanh, trong khuôn khổ dự án “Phát triển đô thị xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, khu vực ĐBSCL (Việt Nam)”, đã diễn ra hội thảo tổng kết cuối kỳ của nghiên cứu khả thi “Dự án Đô thị chống chịu với biến đổi khí hậu thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, khu vực đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam)”, do Quỹ WARM tài trợ. Tham dự hội thảo, có đại diện của UBND tỉnh Hậu Giang, Ban Quản lý dự án và đoàn công tác của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam.
Hội thảo tổng kết đưa ra kết luận về các thiết kế và phương án khả thi đối với các hạng mục của dự án bao gồm việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống nước thải và nhà máy xử lý nước
thải (XLNT), kè, quy hoạch cảnh quan và hạ tầng xanh.
Theo đó, thiết kế về mạng lưới nước thải và nhà máy XLNT được phát triển trên cơ sở kết quả thí nghiệm mẫu nước thải và bản đồ quy hoạch Thoát nước thải thuộc quy hoạch chung thành
phố Ngã Bảy, tuân thủ quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt và tiêu chuẩn thiết kế cho mạng lưới nước thải và nhà máy XLNT, đồng thời áp dụng công nghệ tiên tiến hạn chế tối đa
phát thải. Hệ thống hố ga, trạm bơm nước thải, và hệ thống tuyến ống dịch vụ, khi được đấu nối vận hành, sẽ giúp thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt cho dân cư khu vực đô thị lõi, không bị xả thải trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm đất và nước ngầm, đồng thời hạn chế xây dựng nhiều trạm xử lý, để dự án có hiệu quả hơn.
Các đề xuất thiết kế kè đều được xây dựng dựa trên nghiên cứu kỹ lưỡng của tư vấn do AFD quản lý, gồm địa hình, địa chất, thủy văn và mặt nước sông, khả năng chống chịu tác động của sóng tạo ra từ các hoạt động của tàu thuyền, không gian thiết kế và chi phí giải phóng mặt bằng có liên quan. Các khuyến nghị đưa ra đề xuất kết hợp việc cải tạo cảnh quan đô thị cho mặt kè và không gian xung quanh kè đảm bảo việc tiêu thoát nước từ phía trong thành phố nhất là vào mùa mưa đồng thời phù hợp với thiết kế tổng thể của khu vực, tăng không gian công cộng và chất lượng môi trường sống cho thành phố
Về mô hình thí điểm hạ tầng xanh tại hồ Xáng Thổi và hạ tầng hồ Xáng Thổi, cách tiếp cận chủ đạo của AFD nhằm điều chỉnh thiết kế và phát triển mô hình thí điểm hạ tầng xanh, thêm chức
năng thấm nước, thoát nước cho không gian công cộng ven hồ và thu nước mưa, lọc, và trữ nước tạm thời để giảm lưu lượng đỉnh của hệ thống thoát nước nhằm giảm ngập. Khi hoàn thành, mô hình thí điểm tại đây sẽ giúp tăng cường sự tham gia của cộng đồng để hỗ trợ chính quyền trong việc duy trì hạ tầng xanh, đồng thời tạo không gian chung để tổ chức các sự kiện/hoạt động ngoài trời (như đạp xe, chơi thể thao, v.v.) cho dân cư địa phương.
Toàn cảnh buổi hội thảo
Tiếp theo, tư vấn AFD đã trình bày về báo cáo đánh giá tác động quản lý môi trường và xã hội, khi triển khai các tiểu dự án trên.
Những lợi ích về xã hội sau dự kiến sẽ đạt được khi hoàn thiện dự án:
- Giúp giảm thiểu ngập lụt của thành phố nhất là vào mùa mưa, do đó cũng giảm thiểu các loại bệnh như thương hàn, tả, sốt xuất huyết… trong và sau ngập lụt; giảm thiệt hại về tài sản, đồ đạc của các hộ gia đình; và gián đoạn về sinh kế trong mùa mưa, bảo vệ tính mạng người dân
- Cải thiện sức khỏe cho người dân thông qua giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, cải thiện chất lượng nước. Đối với phụ nữ sống ở khu vực ven bờ kè: tránh được các loại bệnh do nước ngập ô nhiễm gây ra; không phải vất vả kê cao/di dời tài sản trước khi nước lên, dọn dẹp nhà cửa sau lụt…
- Nâng cao chất lượng sống cho người dân bằng việc tạo ra các không gian xanh công cộng cho cộng đồng để làm nơi tập luyện thể thao và giải trí, gặp gỡ.
- Giúp nâng cấp và cải thiện hệ thống hạ tầng đô thị để thu hút đầu tư.
Trên cơ sở các báo cáo đánh giá tác động quản lý môi trường và xã hội cũng như nhu cầu từ phía tỉnh Hậu Giang, AFD đề xuất hỗ trợ kỹ thuật do Quỹ WARM tài trợ, nhằm ba mục tiêu
chính: 1) Tăng tính bền vững của dự án bằng cách tăng cường năng lực thực hiện và vận hành; 2) Giải quyết các vấn đề ách tắc và cải thiện môi trường để tạo thuận lợi cho quá trình ra quyết định sáng suốt liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng, thích ứng với biến đổi khí hậu, và giảm tính dễ bị tổn thương; 3) Tăng cường kiến thức cho lãnh đạo, cán bộ cũng như người
dân của thành phố Ngã Bảy nói riêng và tỉnh Hậu Giang nói chung về Biến đổi khí hậu cũng như các giải pháp thích ứng với BĐKH phù hợp với hoàn cảnh của địa phương.
Khi hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng, dự án “Phát triển đô thị xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, khu vực ĐBSCL (Việt Nam)”, do AFD tài trợ, nhằm ba mục tiêu:
-
Hỗ trợ cho quá trình đô thị hóa có khả năng chống chịu thích ứng, để đối phó với những thách thức như biến đổi khí hậu và nước biển dâng,
-
Hỗ trợ phát triển đô thị xanh Thành phố Ngã Bảy, ngăn ngừa ô nhiễm đô thị, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân,
-
Hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững của khu vực và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của thành phố.
Dự án dự kiến sẽ được triển khai vào cuối năm 2023 nhân dịp chào mừng 20 năm thành lập tỉnh Hậu Giang.
Nội dung của ấn phẩm này thuộc trách nhiệm duy nhất của AFD và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Liên minh Châu Âu.
172 lượt xem