Quỹ Quản lý nước và Tài nguyên thiên nhiên

DỰ ÁN CỦA CHÚNG TÔI

Quảng Nam DỰ ÁN

Tên dự án:

Chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An, tỉnh Quảng Nam

Thời gian thực hiện dự án:

2023-2028

Cơ quan chủ quản:

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam

Cơ quan thực hiện:

Ban Quản lý các dự án Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam

Nhà tài trợ:

Cơ quan phát triển Pháp (AFD) và Liên minh châu Âu (EU)

Tổng mức đầu tư:

42 triệu EUR tương đương 1.026.564 triệu VND (Tỷ giá 1 EUR = 24.442 VND)

PROJECT PHOTO

Tình trạng sạt lở bờ biển, xâm thực ngày càng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng môi trường và thiệt hại về tài sản của người dân và ngành du lịch tại Hội An.

PROJECT PHOTO

Tính đến 2023, chiều dài của vệt sạt lở bắt đầu từ phía Cửa Đại lan dần về phía Bắc lên tới hơn 4km. Việc xây dựng các bờ kè chống sạt lở tạm thời cũng là "ngòi nổ" tạo hiệu ứng lan truyền xói lở dọc bờ biển Cửa Đại.

PROJECT PHOTO

Các dự án xây dựng resort đang bị bỏ dở có hệ thống kè cứng chắn sóng bị rỉ sét.

PROJECT PHOTO

Các khách sạn ven biển mang lại hơn 25% tổng số du khách lưu trú đến Hội An. Diện tích bãi biển bị thu hẹp sẽ làm mất đi một lượng khách lớn, gây khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt ngành du lịch biển của Quảng Nam.

PROJECT PHOTO

Từng là bãi biển đẹp với nhiều khu nghỉ dưỡng, đến nay, nơi đây trở nên hoang tàn với trước sức tàn phá của thiên nhiên.

PROJECT PHOTO

Nhiều khu kinh doanh nghỉ dưỡng lớn ở biển Cửa Đại đã ngừng hoạt động trong nhiều năm, gây thiệt hại lớn cho ngành du lịch gắn liền với biển.

PROJECT PHOTO

Bờ biển Cửa Đại trước mặt các resort bị sạt lở nghiêm trọng. Khu nghỉ dưỡng Golden Sand Resort & Spa Hội An từng rất đông khách nhưng sau hơn một thập kỷ bị biển xâm thực, cơ sở hạ tầng bị hư hại nặng nề và đến nay phải bỏ hoang.

PROJECT PHOTO

Nhiều dự án đầu tư lớn chưa đi vào hoạt động cũng đã phải tạm ngừng vô thời hạn do tác động của xói lở bờ biển.

PROJECT PHOTO

Khu resort Fusion Alya Hội An phải dừng khai thác, bỏ hoang gây lãng phí.

PROJECT PHOTO

Cơ sở vật chất của các dự án du lịch ven biển vẫn đang chịu cảnh “phơi gió, phơi sương”, xuống cấp trầm trọng. Để “hồi sinh” cần một giải pháp triệt để nhằm ngăn chặn những tác động mà tình trạng xói lở bờ biển.

PROJECT PHOTO

Tình trạng xói lở bờ biển gây tác động nghiêm trọng tới cuộc sống của các hộ kinh doanh ven biển, đặc biệt kinh doanh các sản phẩm dịch vụ gắn với hoạt động du lịch.

PROJECT PHOTO

“Hồi biển chưa lấn vào bờ, tôi còn đi xe máy dọc đường bờ cát từ nhà ra tới Đà Nẵng” - Ông Phạm Luật, một hộ kinh doanh giải khát tại bãi biển Cửa Đại, TP. Hội An cho biết

PROJECT PHOTO

Việc kinh doanh không thuận lợi, các hộ kinh doanh dần thưa thớt, khách du lịch cũng ngày một vắng khi dải cát phẳng mịn từng là niềm tự hào của biển Cửa Đại dần trôi theo các cơn sóng dữ.

PROJECT PHOTO

Nhiều hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú rơi vào cảnh mất trắng nhưng vẫn cố gắng bám trụ với hy vọng bờ biển sớm được “tái sinh”.

PROJECT PHOTO

Người dân sinh sống gần khu vực bờ biển tìm đến những cách truyền thống như đóng cọc tre gia cố những đoạn xung yếu nhằm giảm thiểu tình trạng sạt lở bờ biển do sóng biển gây ra.

PROJECT PHOTO

Các công trình tự bảo vệ của người dân và doanh nghiệp nhỏ ven biển như hàng rào tre, bao cát, rọ đá, bê tông chỉ là giải pháp tình thế, không có khả năng chống chọi được với sóng biển, đã bị xuống cấp theo thời gian và gây mất mỹ quan khu vực.

PROJECT PHOTO

Quá trình xây dựng công trình đầu nguồn đã và đang làm giảm chức năng sinh thái như vận chuyển bùn cát ra cửa sông.

PROJECT PHOTO

Quá trình khai thác cát cũng làm thay đổi lưu lượng dòng trầm tích tự nhiên. Theo đó, lượng cát vận chuyển về cho cửa sông ngày các ít đi.

PROJECT PHOTO

Áp dụng các biện pháp đồng bộ, bao gồm cả công trình và phi công trình, dựa vào tự nhiên, nhằm chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An thông qua Dự án Chống xói lở và bảo vệ bờ biển Hội An, tỉnh Quảng Nam do AFD và EU đồng tài trợ.

PROJECT PHOTO

Các giải pháp công trình cứng (xây dựng tuyến đê ngầm giảm sóng và kè mỏ hàn) nhằm ngăn chặn xói lở do sóng biển đánh vào bờ.

Project press releases