QUỸ WARM
Bối cảnh địa phương
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và thiên tai. Nhiệt độ và mực nước biển tăng, các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng, cùng với tăng trưởng dân số và quá trình đô thị hóa nhanh chóng, làm tăng nguy cơ xói mòn bờ biển, lũ lụt và hạn hán. Trước tình trạng đó, quản lý nguồn nước và tài nguyên thiên nhiên bền vững trở thành một thách thức lớn đối với cả khu vực nông thôn và thành thị. Trên cơ sở các cam kết quốc tế của Việt Nam về biến đổi khí hậu từ nay đến năm 2050 và các Mục tiêu Phát triển Bền vững, Liên minh Châu Âu (EU) và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tích cực hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực giảm thiểu và thích ứng biến đổi khí hậu (chuyển đổi năng lượng).
Mục tiêu
Quỹ WARM tập trung hỗ trợ vào các ưu tiên chính của quốc gia về thích ứng với biến đổi khí hậu, thông qua tăng cường khả năng ứng phó của người dân và các hoạt động kinh tế trước thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan tại các tỉnh và thành phố nhằm ứng phó với thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan, góp phần thực hiện Chiến lược Cửa ngõ Toàn cầu (#Global Gateway) của EU từ năm 2021. Chiến lược này nhằm xây dựng khuôn khổ chính sách đối ngoại quốc tế của EU trong bối cảnh chuyển biến mạnh mẽ và củng cố cam kết của EU trong việc đẩy nhanh các hoạt động đầu tư bền vững và phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng tại các quốc gia có mức thu nhập trung bình và thấp, và củng cố nền kinh tế toàn cầu.
Quỹ WARM, với tổng trị giá 20 triệu euro do EU tài trợ, được ủy thác cho AFD quản lý và thực hiện. Quỹ WARM được sử dụng để chuẩn bị và hỗ trợ thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực quản lý nước và tài nguyên thiên nhiên, nhằm tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của Việt Nam. Các dự án đầu tư này được triển khai từ vốn vay của AFD và vốn đối ứng của Việt Nam 2021-2029, với tổng giá trị khoảng 200 triệu euro. Kinh nghiệm thu được từ các dự án này góp phần tăng cường đối thoại chiến lược của EU và AFD với Chính phủ Việt Nam về khí hậu, môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Hỗ trợ kỹ thuật được tài trợ bởi Quỹ WARM cho phép tăng cường năng lực dài hạn trong nước của các bên liên quan chính tham gia thực hiện dự án và quản lý cơ sở hạ tầng.
Cuối cùng, các kinh nghiệm thu được từ những dự án này được đưa vào đối thoại chính sách ngành của EU và AFD với chính phủ về khí hậu, môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên thông qua các hoạt động xuyên suốt, như trao đổi kỹ thuật và các hội thảo chuyên đề.

Cấu trúc
- Hợp phần 1 - Hỗ trợ Chuẩn bị Dự án: Thông qua hợp phần này, quỹ WARM được sử dụng để cấu trúc hóa nhu cầu của chính quyền địa phương và nâng cao chất lượng các nghiên cứu chuẩn bị cho các dự án có thể xuất hiện và đáp ứng các mục tiêu của Quỹ. Điều này đảm bảo rằng chính quyền địa phương và các đối tác Việt Nam liên quan sẽ tối đa hóa tác động môi trường và xã hội của các dự án được chuẩn bị và thành công trong việc thu được tài trợ cho các dự án quản lý nguồn nước và tài nguyên thiên nhiên đáng kể.
- Hợp phần 2 - Hỗ trợ triển khai dự án: Hợp phần này sẽ giúp tăng cường năng lực cho các đối tác/chính quyền địa phương để đạt được kết quả cao nhất từ việc thực hiện.
- Hợp phần 3 - Đầu tư: Sử dụng các khoản vay của AFD và các cơ quan chính quyền Việt Nam để tài trợ các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho một số dự án với chính quyền địa phương trong các lĩnh vực quản lý tổng hợp đới bờ, quản lý tài nguyên nước tổng hợp và phòng chống thiên tai và rủi ro khí hậu ở các vùng dễ bị tổn thương, bao gồm cả các thành phố);
- Hợp phần 4 - Đối thoại chính sách, những chủ đề chung và chia sẻ kinh nghiệm: để hỗ trợ đối thoại chính sách hoặc chiến lược, để cải thiện kiến thức trong các lĩnh vực chuyên đề mà Quỹ quan tâm, để đảm bảo truyền thông và khả năng hiển thị của các dự án được tài trợ và để cải thiện sự phối hợp và trách nhiệm giải trình.
Tác động
Về mặt kinh tế, lợi ích tối đa của quản lý tài nguyên thiên nhiên được tận dụng cùng với việc đảm bảo tính có lợi nhuận và bền vững về mặt kinh tế và tài chính của các khoản đầu tư. Về mặt xã hội, WARM giúp tối đa hóa tác động xã hội của các dự án đầu tư thông qua việc hỗ trợ các cải thiện xã hội mang tính cấu trúc, chẳng hạn như bình đẳng giới hoặc tham gia vào lập kế hoạch và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc cơ sở hạ tầng. Nhu cầu của tất cả những người sử dụng tài nguyên thiên nhiên (nước, đất và/hoặc rừng), bao gồm cả các nhóm nghèo và chịu thiệt thòi, đều được xem xét khi phân bổ tài nguyên thiên nhiên. Điều này sẽ góp phần ngăn ngừa xung đột giữa những nhóm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đây là một thách thức lớn trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
WARM đóng vai trò quan trọng trong việc tận dụng nguồn tài trợ của AFD cho các dự án cải thiện khả năng phục hồi của các vùng lãnh thổ/thành phố.

WARM ĐÓNG GÓP ĐÁNG KỂ VÀO:
QUỸ WARM GÓP PHẦN ĐÁNG KỂ VÀO:
- Tăng cường khả năng thích ứng của cộng đồng tại các khu vực dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu;
- Tăng cường quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông, đới bờ và khu vực đô thị.
- Tăng cường đối thoại chính trị và chiến lược trong lĩnh vực quản lý nước và tài nguyên thiên nhiên.
Quỹ WARM sẽ mang lại những tác động tích cực góp phần cải thiện khả năng chống chịu và phục hồi của các khu vực chịu ảnh hưởng mạnh của biến đổi khí hậu tại Việt Nam một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn thông qua các dự án thực hiện tại địa phương và hoàn thiện chính sách ở cấp độ quốc gia trên cơ sở kết quả đạt được của các dự án này.
Về Liên minh Châu Âu
Liên minh châu Âu là liên minh kinh tế và chính trị của 27 quốc gia châu Âu. Liên minh hoạt động trên toàn cầu để thúc đẩy phát triển bền vững của xã hội, môi trường và nền kinh tế, để mọi người đều có thể hưởng lợi.
https://eeas.europa.eu/delegations/vietnam_en
Liên minh Châu Âu đã khởi động chiến lược Cửa ngõ Toàn cầu (#GlobalGateway) vào năm 2021, tạo khuôn khổ cho hoạt động đối ngoại của EU trong bối cảnh quốc tế đang phát triển, nhằm tăng cường cam kết về cơ sở hạ tầng chất lượng ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình trên toàn thế giới và củng cố nền kinh tế toàn cầu.
Global Gateway (europa.eu)