ẢNH WARM
Ảnh
Chuyên đề
Chính phủ Việt Nam đã ban hành các Quyết định 174/QĐ-TTg và 816/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt kế hoạch quy hoạch vùng sinh thái và quản lý tổng hợp trên phạm vi hành chính toàn khu vực đồng bằng. Mục tiêu nhằm nâng cao khả năng chống chịu của khu vực đồng bằng sông Cửu Long thông qua cách tiếp cận tổng hợp và tiếp cận vùng.

Ảnh
Chuyên đề
Nằm trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, bán đảo Cà Mau là một tỉnh cực Nam của tổ quốc và tỉnh cuối của lưu vực sông Mê Kông, trải rộng hơn 1 triệu ha, với độ cao hiếm khi vượt quá 2m so với mực nước biển cùng hệ thống thủy triều phức tạp.

Ảnh
Chuyên đề
Các tỉnh trong khu vực châu thổ đang phải đối mặt với tình trạng nước biển dâng, bão lũ và triều cường cùng xâm nhập mặn, dẫn đến xói lở bờ biển làm suy giảm diện tích và chất lượng của rừng ngập mặn, đe dọa hệ sinh thái tự nhiên và các hoạt động kinh tế và xã hội của người dân.

Ảnh
Chuyên đề
Nguyên nhân chính gây xói lở ở khu vực này là do quá trình vận chuyển cát, trầm tích bị cản trở; mực nước biển dâng cao; diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp.

Ảnh
Chuyên đề
Ngoài ra, với địa hình giáp nước giữa triều biển Đông và triều biển Tây, những khu giáp nước rất khó tiêu thoát, dẫn đến ngập úng ngày càng gia tăng.

Ảnh
Chuyên đề
Cần có một phương thức quản lý tổng hợp để tăng cường khả năng chống chịu trước những mối đe dọa chung, đồng thời hài hòa giữa các lợi ích về môi trường, kinh tế và xã hội nhằm ổn định bờ biển, phục hồi rừng ngập mặn ven biển dễ bị tổn thương như ở Cà Mau, qua đó hỗ trợ cải thiện sinh kế cho người dân và hệ sinh thái tự nhiên.

Ảnh
Chuyên đề
Nâng cấp đê biển, xây kè phá sóng và phục hồi rừng ngập mặn, thúc đẩy nuôi trồng và khai thác hải sản bền vững, khuyến khích mô hình nuôi tôm dưới tán rừng ngập mặn, hỗ trợ Cà Mau xây dựng hệ thống theo dõi, xây dựng khuôn khổ pháp lý phát huy nguồn lợi tín chỉ các-bon từ rừng tại Cà Mau là những ưu tiên trong phương pháp tiếp cận Quản lý Tổng hợp Vùng bờ biển bền vững.

Ảnh
Chuyên đề
Các biện pháp trên sẽ được triển khai tại Cà Mau trong khuôn khổ dự án đến từ nguồn vốn vay 19,17 triệu euro của AFD và khoản viện trợ không hoàn lại 3,76 triệu Euro do Liên minh châu Âu tài trợ thông qua Quỹ WARM, phạm vi thực hiện khoảng 15.814ha, với số lượng người hưởng lợi ước tính khoảng 40.454 người.

Ảnh
Chuyên đề
Cách tiếp cận mới sẽ giải quyết các vấn đề liên quan nhưng không chồng chéo với các dự án khác đang và sẽ thực hiện trên khu vực ĐBSCL, không chỉ tập trung vào cấu phần kỹ thuật cụ thể hoặc phục hồi sinh thái, mà đây là cách tiếp cận toàn diện, mang tính quản lý tổng hợp.

Ảnh
Chuyên đề
Trong phương pháp ICZM này, hệ thống công trình kết hợp giữa hợp phần “xám” và “xanh” dự kiến sẽ ổn định bờ biển, bảo vệ đất đai và rừng ngập mặn, đa dạng hóa sinh kế và nâng cao khả năng chống chịu thiên tai cho cộng đồng.

Ảnh
Chuyên đề
Việc xây dựng đê biển Tây từ Cái Đôi Vàm đến Kênh Năm tạo ra tuyến đường giao thông ven biển nối từ thị trấn Cái Đôi Vàm đến kênh Năm, không chỉ đảm bảo an toàn cho nhà dân mà còn hỗ trợ thông thương, phát triển du lịch, dịch vụ.

Ảnh
Chuyên đề
Các giải pháp phi công trình được áp dụng bao gồm hỗ trợ kỹ thuật để (1) Xây dựng và thực hiện chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ nhằm góp phần thực hiện chiến lược quản lý tổng thể vùng Đồng bằng sông Cửu Long và liên kết với các dự án khác trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long…

Ảnh
Chuyên đề
(2) Cải thiện sinh kế và chuỗi giá trị nông lâm thủy sản để thu hút cộng đồng vừa cải thiện sinh kế vừa tham gia bảo vệ rừng, góp phần bảo vệ rừng ngập mặn;

Ảnh
Chuyên đề
(3) Trồng rừng và phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, phát triển bể lưu giữ carbon

Ảnh
Chuyên đề
và (4) Xây dựng cơ chế kinh doanh tín chỉ carbon

Ảnh
Chuyên đề
Rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng như vùng đệm tự nhiên, cung cấp sự ổn định cho bờ biển và môi trường sống cho nghề cá, chim và các loài động vật hoang dã khác.

Ảnh
Chuyên đề
Thúc đẩy mô hình đồng quản lý rừng ngập mặn giữa các hộ gia đình địa phương với lực lượng kiểm lâm, kết hợp với phát triển các hoạt động sinh kế dưới tán rừng ngập mặn như nuôi trồng thủy sản sẽ góp phần tăng thu nhập cho người dân và nâng cao hiệu quả quản lý rừng.

Ảnh
Chuyên đề
Việc coi trọng các giải pháp tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực sẽ góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững ĐBSCL theo Nghị quyết 120, đảm bảo cân bằng giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội.

Ảnh
Chuyên đề
Các giải pháp đều nhằm thúc đẩy cơ chế quản lý đa bên, hướng tới kết nối với quản lý tổng hợp vùng ĐBSCL

Ảnh
Chuyên đề
Mô hình áp dụng tại Cà Mau thành công có tiềm năng trở thành mô hình tham khảo về biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu cho nhiều khu vực ven biển khác tại ĐBSCL.
