ẢNH WARM
Ảnh
Dự án
Đông Hà có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc cùng hàng chục khe suối và các hồ điều hòa nước. Khi mưa lớn kèm theo bão, tạo ra dòng chảy mạnh cộng với thủy triều dâng cao gây ra ngập lụt kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống và sinh hoạt của người dân.

Ảnh
Dự án
Khu vực sông Thạch Hãn có vùng trũng thấp và thường xuyên bị bão lũ tràn vào trong mùa mưa. Hàng năm vào mùa mưa, bờ sông bị xói sâu vào đất liền từ 3m đến 5m gây mất đất sản xuất của người dân ở khu vực ít dân cư, chủ yếu là đất nuôi trồng thủy sản.

Ảnh
Dự án
Các nhà ở tại khu vực dân cư thu nhập thấp xuống cấp rõ rệt do tác động của thiên tai.

Ảnh
Dự án
“Mỗi lần hay tin có bão lũ là mẹ con tôi phải chạy đua với thời gian để bê đồ lên cao” - Chị Trần Thị Hải Nhi, cư dân Khóm 1, Phường 5, Thành phố Đông Hà

Ảnh
Dự án
Môi trường sống kém chất lượng, thẩm mỹ, thiếu không gian cộng đồng. Việc thiếu thảm thực vật và mật độ nhà dân tạo ra đặc điểm đô thị nghèo nàn và là môi trường sống hạn chế trong mùa hè nóng nực chịu ảnh hưởng của tải nhiệt đô thị và trong mùa bão với khả năng thoát nước kém và lũ lụt tiềm ẩn.

Ảnh
Dự án
Các công trình hệ thống thu gom nước thải (đường cống có mái che, cống cấp 1, cấp 2, cấp 3 và đấu nối hộ gia đình) tại nhiều tiểu khu chưa hoàn thiện. Tình trạng này trở nên trầm trọng hơn khi lượng mưa liên tục kéo dài nhiều ngày, tạo ra lượng mưa vượt quá khả năng chịu đựng của hệ thống hiện tại, gây lũ lụt và thiệt hại đến tính mạng, tài sản của người dân ở các khu vực thu nhập thấp.

Ảnh
Dự án
Một số cống thoát nước mưa cũng mang theo dòng nước thải, từ xả trực tiếp hoặc từ tràn và nối tới từng hộ gia đình hoặc tràn bể tự hoại, khi có bão kèm với hiện tượng ngập úng, nhiều nơi trong thành phố sẽ trở nên mất vệ sinh.

Ảnh
Dự án
“Chẳng ai muốn ở cạnh con sông đầy rác thải và ruồi muỗi như thế này cả.” - Anh Nguyễn Thanh Tịnh, cư dân Khu dân cư Phạm Hồng Thái, phường Đông Lương, Thành phố Đông Hà.

Ảnh
Dự án
Hệ thống thành phố hiện tại chủ yếu là hệ thống nước mưa và nước thải kết hợp/nước thải và nước mưa là dòng chảy hỗn hợp; do đó các khu vực đô thị thải nước thải chưa qua xử lý và các chất gây ô nhiễm mất vệ sinh đang chảy vào sông Hiếu.

Ảnh
Dự án
Những căn nhà tạm của người dân xây dựng tạm bợ ven bờ sông Hói Sòng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Ảnh
Dự án
Việc lựa chọn loại bờ kè căn cứ vào mục đích đầu tư, vừa đảm bảo phòng chống ngập lụt, lở đất, bồi lắng nhằm đảm bảo điều kiện dòng chảy, cải thiện môi trường cảnh quan, vừa góp phần phát triển theo xu hướng tăng trưởng xanh.

Ảnh
Dự án
“Hạ tầng xanh” và thiên nhiên được đưa vào vào trong thiết kế tiểu dự án đầu tư xây dựng công trình. Cách tiếp cận này làm tăng khả năng phục hồi và khả năng sống của thành phố, chất lượng không gian đô thị, củng cố hệ sinh thái tự nhiên và tạo ra môi trường sống đô thị bền vững và đáng sống hơn cho người dân.

Ảnh
Dự án
“Hạ tầng xanh” và thiên nhiên được đưa vào vào trong thiết kế tiểu dự án đầu tư xây dựng công trình. Cách tiếp cận này làm tăng khả năng phục hồi và khả năng sống của thành phố, chất lượng không gian đô thị, củng cố hệ sinh thái tự nhiên và tạo ra môi trường sống đô thị bền vững và đáng sống hơn cho người dân.

Ảnh
Dự án
Các giải pháp dựa vào thiên nhiên và cơ sở hạ tầng xanh là “cú huých" chủ đạo cho thiết kế dự án, đưa hạ tầng xanh vào thực thi, tạo ra các mô hình mẫu và minh chứng.

Ảnh
Dự án
Tuy nhiên, chỉ một số biện pháp can thiệp có thể tích hợp để phủ xanh các bờ kè do yêu cầu kỹ thuật.

Ảnh
Dự án
Hệ thống thoát nước của thành phố cần được cải tạo để đáp ứng yêu cầu thoát nước khi lượng mưa tăng lên. Dòng chảy từ các khu vực xung quanh trong khu vực trữ nước dọc theo hệ thống thoát nước của hồ cũng ngày càng gia tăng khi đô thị hóa.

Ảnh
Dự án
Nạo vét, kè sông/kênh được kỳ vọng sẽ cải thiện dòng chảy, ngăn ngừa ngập lụt do sông gây ra, ngăn ngừa lở đất và giải quyết hiệu quả các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Ảnh
Dự án
Nạo vét, kè sông/kênh được kỳ vọng sẽ cải thiện dòng chảy, ngăn ngừa ngập lụt do sông gây ra, ngăn ngừa lở đất và giải quyết hiệu quả các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Ảnh
Dự án
Việc cải thiện các tuyến thoát nước, mở rộng các khu vực trữ nước để quản lý lượng nước đổ về lớn hơn do mưa và chống lấn chiếm đất đai. Các hồ, mặt nước có tác dụng điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường, đồng thời tạo cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái tạo cơ hội làm giàu cảnh quan và đa dạng về môi trường.

Ảnh
Dự án
Bờ sông thành phố chưa được phục vụ đầy đủ mặc dù có thể tiếp cận được, cơ sở vật chất hiện có kém phát triển và sông Hiếu, với vai trò là trục trung tâm xuyên qua thành phố, không được tận dụng như một điểm thu hút. Cần phải đầu tư thêm vào việc cải thiện cảnh quan đô thị của thành phố để tiếp tục đà phát triển này.

Ảnh
Dự án
Dự án sẽ cải thiện các đường phố trong thành phố và cơ sở hạ tầng cũ kỹ để tạo ra mặt đường và các không gian công cộng mới. Điều này giúp cải thiện mỹ quan đô thị và tạo ra một môi trường đô thị an toàn, chống chịu thiên tai và tăng cường hòa nhập xã hội trong khu vực nội thành.

Ảnh
Dự án
Sự chuyển đổi từ cách tiếp cận truyền thống sang cách tiếp cận phát triển xanh và bền vững này phù hợp với Chiến lược Tăng trưởng xanh của Việt Nam và khả năng nhân rộng chiến lược này sang các thành phố khác dựa trên kinh nghiệm của Đông Hà.
